Cây Phúc Lộc Thọ (Costus woodsonii): Ý nghĩa Phong thủy và Cách Chăm Sóc

Cây Phúc Lộc Thọ là loại cây cảnh được rất nhiều người yêu mến bởi khả năng mang lại sự may mắn, bình an cho gia chủ. Khi lựa chọn cây cảnh làm đẹp cho ngôi nhà, người ta thường dựa trên tiêu chí thẩm mỹ và tính phong thủy của cây phù hợp với mệnh gì. Nằm trong top cây cảnh quý, cây Phúc Lộc Thọ chắc chắn là một lựa chọn hàng đầu. Ngay dưới đây, bài viết này TinyGarden sẽ giải đáp những thắc mắc về cây Phúc Lộc Thọ cho mọi người nhé!

Cận cảnh cây Phúc Lộc Thọ đang nở hoa
Cận cảnh cây Phúc Lộc Thọ đang nở hoa

1. Giới thiệu về cây Phúc Lộc Thọ (Costus woodsonii)

Cây Phúc Lộc Thọ là một trong những cây mang nhiều ý nghĩa, đem đến sự may mắn, tài lộc rất được các gia chủ lựa chọn trang trí nội thất, sân vườn. Hiện nay cây Phúc Lộc Thọ được người ta gọi với nhiều tên khác nhau: cây Phúc Lộc Thọ, Phước Lộc Thọ hay Lộc Xoan.

Hoa Phúc Lộc Thọ khi nở
Hoa Phúc Lộc Thọ khi nở

Củ màu đỏ đỏ mà bạn thấy trên cây Phúc Lộc Thọ (danh pháp khoa học: Costus woodsonii, tiếng Anh: Red Button Ginger, Scarlet Spiral Flag) chính là hoa của cây, thường được gọi là hoa Phúc Lộc Thọ.

Thực chất, phần đỏ rực rỡ đó không phải là cánh hoa mà là lá bắc (bracts), là những lá biến dạng có chức năng bảo vệ hoa thật bên trong. Hoa của cây Phúc Lộc Thọ khá nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhạt, mọc xen kẽ giữa các lá bắc.

Sự kết hợp giữa lá bắc đỏ rực rỡ và hoa nhỏ xinh xắn tạo nên vẻ đẹp độc đáo và nổi bật cho cây Phúc Lộc Thọ. Hoa Phúc Lộc Thọ thường nở vào mùa hè, tồn tại khá lâu, có thể kéo dài từ 4-6 tuần.

Cây Phúc Lộc Thọ thuộc cây thân thảo, mọc thành bụi nhỏ, có chiều cao trung bình từ 50- 70 cm. Cây thuộc giống cây thân bụi nhỏ có lá dạng trái xoan, màu xanh mướt, có gân chính nổi rất rõ thuôn dài có đầu nhọn và có bẹ ôm thân.

Cây Phúc Lộc Thọ có hoa hình trụ ở ngọn dài khoảng 5- 10cm, lá bắc màu đỏ xếp dày, hoa khi nở chuyển sang màu đỏ cam.

Với kiểu hoa lạ và tên gọi mang đầy ý nghĩa, cây Phúc Lộc Thọ thường được trồng trong chậu dùng trang trí nội thất, văn phòng, nhà ở, để tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống và thu hút tài lộc và may mắn.

2. Ý nghĩa phong thủy cây Phúc Lộc Thọ

Trong phong thủy, cái tên “Phúc Lộc Thọ” đã nói lên tất cả. Cây cảnh Phúc Lộc Thọ đem đến tài lộc, sức khỏe, may mắn và sự bình an đúng như tên gọi của nó.

Trong quan niệm của người Việt Nam, phong thủy là yếu tố vô cùng quan trọng. Cây Phúc Lộc Thọ với ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, giá trị thẩm mỹ cao, được nhiều gia chủ lựa chọn trang trí cho ngôi nhà và ngôi vườn của mình. Ngoài ra, cây cũng được lựa chọn làm món quà tặng đối tác hay người thân ý nghĩa thay cho những lời chúc tốt đẹp nhất.

2.1. Về tuổi tác:

  • Người lớn tuổi: Cây Phúc Lộc Thọ là món quà ý nghĩa dành tặng ông bà, cha mẹ, thể hiện lòng hiếu thảo, mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với người thân.
  • Vợ chồng trẻ: Trồng cây Phúc Lộc Thọ trong nhà giúp gia đình thêm sung túc, hạnh phúc, vợ chồng hòa thuận, con cái ngoan ngoãn.
  • Người làm ăn, kinh doanh: Đặt cây Phúc Lộc Thọ tại phòng khách, bàn làm việc giúp thu hút tài lộc, may mắn trong công việc.

2.2. Về mệnh:

Mặc dù cây Phúc Lộc Thọ mang ý nghĩa tốt cho mọi mệnh, nhưng để tăng thêm sự hài hòa, bạn có thể chọn chậu cây có màu sắc phù hợp với mệnh của mình:

  • Mệnh Kim: Chậu màu trắng, vàng, nâu.
  • Mệnh Mộc: Chậu màu đen, xanh dương, xanh lá.
  • Mệnh Thủy: Chậu màu trắng, xám, bạc.
  • Mệnh Hỏa: Chậu màu đỏ, hồng, cam.
  • Mệnh Thổ: Chậu màu vàng, nâu đất, cam đất.

Lưu ý:

  • Đây chỉ là những gợi ý dựa trên quan niệm dân gian, không có tính chất tuyệt đối.
  • Điều quan trọng nhất là bạn yêu thích cây Phúc Lộc Thọ và chăm sóc cây cẩn thận để cây luôn xanh tốt, tươi tắn, từ đó mang lại năng lượng tích cực cho không gian sống.

3. Cách chăm sóc cây Phúc Lộc Thọ

Chăm sóc tốt cây Phúc Lộc Thọ sẽ nở hoa đỏ rực
Chăm sóc tốt cây Phúc Lộc Thọ sẽ nở hoa đỏ rực

Cây Phúc Lộc Thọ có thể sinh trưởng trong bóng râm, chịu ẩm tốt nên kỹ thuật trồng và chăm sóc rất dễ dàng.

  • Ánh sáng: Cây có thể sinh trưởng trong điều kiện bóng râm, tuy nhiên để cây sinh trưởng tốt nên đặt cây ở vị trí có ánh sáng để cây xanh tốt, phát triển quanh năm.
  • Đất trồng: Nên chuẩn bị hỗn hợp 60% đất thịt nhẹ tơi xốp + 20-30 % phân chuồng ủ thêm rơm rạ mục hoặc sỉ than + phân hữu cơ.
  • Nước tưới: Cây ưa đất ẩm nên tưới nước thường xuyên, đủ ẩm tránh tưới quá lượng nước sẽ gây ngập úng. Thỉnh thoảng nên phun sương nếu khí hậu quá nóng và khô.
  • Phân bón: Nên bón phân định kỳ cho cây, có thể bón phân vô cơ hoặc phân hữu cơ để cây phát triển tốt, ra hoa đều và đẹp.
  • Cắt tỉa: Nên cắt tỉa cây thường xuyên để cây có hoa phát triển tốt và mang tính thẩm mỹ cao.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Trong quá trình chăm sóc và tưới cây nên loại bỏ hết các lá héo vàng và để ý nếu có sâu bệnh phải diệt trừ ngay.

4. Cây Phúc Lộc Thọ cũng có thể bị kiến tấn công, mặc dù không phổ biến và nghiêm trọng như một số loại cây cảnh khác. Kiến thường bị thu hút bởi:

Hình ảnh cây Phúc Lộc Thọ bị kiến tấn công
Hình ảnh cây Phúc Lộc Thọ bị kiến tấn công
  • Mật ngọt từ hoa: Hoa Phúc Lộc Thọ có thể tiết ra mật ngọt thu hút kiến.
  • Đất trồng ẩm: Kiến thường làm tổ trong đất ẩm, tơi xốp, đặc biệt là khi chậu cây để gần cửa sổ, ban công.
  • Sâu bệnh khác: Kiến có thể xuất hiện do sự hiện diện của các loại sâu bệnh khác trên cây Phúc Lộc Thọ, bởi vì chúng ăn rệp sáp, rệp vừng… và những loại côn trùng này tiết ra mật ngọt thu hút kiến.

4.1. Dấu hiệu nhận biết cây Phúc Lộc Thọ bị kiến:

  • Quan sát thấy kiến bò trên cây, đặc biệt là xung quanh nụ hoa, bông hoa.
  • Xuất hiện những vết cắn trên lá, thân cây.
  • Cây phát triển kém, lá vàng úa, rụng.

4.2. Cách phòng trừ và xử lý:

  • Vệ sinh chậu cây thường xuyên: Loại bỏ lá rụng, cỏ dại xung quanh gốc cây để tránh tạo môi trường thuận lợi cho kiến làm tổ.
  • Sử dụng đất trồng sạch: Nên chọn đất trồng đã qua xử lý, không chứa trứng kiến hoặc côn trùng gây hại.
  • Tưới nước hợp lý: Tránh tưới quá nhiều nước, khiến đất ẩm ướt kéo dài.
  • Sử dụng các biện pháp tự nhiên: Rắc bột quế, bã cà phê, vỏ cam, chanh… xung quanh gốc cây để xua đuổi kiến.
  • Sử dụng thuốc diệt kiến: Trong trường hợp kiến xuất hiện nhiều, bạn có thể sử dụng các loại thuốc diệt kiến an toàn cho cây trồng để xử lý.

Lưu ý: Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào.

Bằng cách theo dõi và áp dụng các biện pháp phòng trừ phù hợp, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn chặn kiến gây hại cho cây Phúc Lộc Thọ của mình.

5. Cách Nhân Giống Cây Phúc Lộc Thọ:

Cây Phúc Lộc Thọ có cách nhân giống rất đơn giản từ tách bụi:

  1. Chọn cây con mọc bên cây mẹ phải có từ 3 -5 lá.
  2. Dùng dao tách cây con sát gốc.
  3. Dùng rễ cây lục bình bọc chỗ cắt lại để bộ rễ cây con phát triển tốt hơn.
  4. Trồng cả cây con với rễ lục bình xuống giá thể trồng.
  5. Chăm sóc cây mẹ và cây con để cây phục hồi phát triển nhanh nhất.

Lưu ý: Cây Phúc Lộc Thọ rất ít sâu bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc không nên chủ quan, cần để ý sâu bệnh, loại bỏ các loại lá héo vàng, phun thuốc trừ sâu hàng tháng.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên, với những kiến thức mà TinyGarden chia sẻ về cách trồng và chăm sóc cây Phúc Lộc Thọ trên thì hy vọng bạn có thể áp dụng để trang trí cho sân vườn hay văn phòng làm việc tạo điểm nhấn cho không gian sống, hơn nữa khi cây ra hoa nó sẽ làm cho ngôi nhà của bạn trở nên hài hòa và ấm cúng, mang lại không khí trong lành.

Viết một bình luận