Với đặc tính dễ trồng, thích hợp sống trong nhiều môi trường khác nhau, vừa có thể sống trong môi trường thủy sinh, vừa có thể trồng trong đất, lại có thể trồng được trong nhà và cả ngoài trời. Chính vì thế cây lưỡi mèo là một trong những loại cây được ưa chuộng top đầu trong lựa chọn làm cây trang trí nội thất. Hôm nay bạn hãy cùng TinyGarden tìm hiểu về loài cây này nhé.
1. Giới thiệu về cây lưỡi mèo
Cây lưỡi mèo thuộc họ thực vật Agavaceae, có tên gọi khoa học là Sanseviera trifasciata, chúng có xuất từ các khu vực ở Châu Á và Châu Âu. Cây lưỡi mèo có hình dáng rất đặc trưng với những bẹ lá dày, lá thon dài có hình dạng giống như một thanh kiếm, trên bề mặt lá nhẵn bóng và có các đường vằn nằm ngang trông rất khỏe khoắn. Các lá được xếp chồng lên nhau so le cuộn vào thành dạng ống cực kì độc đáo và bắt mắt.
- Cây lưỡi mèo ra hoa có màu trắng và được mọc thành từng chùm. Hoa của cây lưỡi mèo thường nở vào khoảng thời gian trong mùa hè và mùa thu, hoa có mùi hương thơm nhẹ và dễ chịu. Tuy nhiên cây lưỡi mèo hiếm khi ra hoa, nếu được trồng làm cây cảnh trang trí thì gần như không thể thấy được hoa của nó.
- Cây lưỡi mèo có độc không?
- Cây lưỡi mèo là cây cảnh trang trí nội thất, những cây được dùng để trang trí nội thất thì tất nhiên là sẽ không có độc tố gì rồi, nên các bạn hoàn toàn yên tâm khi trồng loại cây này trong nhà hoặc văn phòng nhé.
2. Ý nghĩa và tác dụng của cây lưỡi mèo
Cây lưỡi mèo có rất nhiều ý nghĩa và tác dụng. Với ý nghĩa đem lại một không gian xanh, tươi mát và may mắn nó còn có những tác dụng sau:
- Dùng để trang trí phòng khách, phòng ngủ, bàn làm việc, …
- Có tác dụng thanh lọc không khí, hút bụi và làm giảm bức xạ của sóng điện tử đối với con người.
- Dùng làm quà tặng dịp khai trương, sinh nhật, …
3. Cây lưỡi mèo phong thủy
Trong phong thủy cây lưỡi mèo có ý nghĩa đem lại may mắn, trường tồn, phát tài thịnh vượng, bảo vệ gia chủ khỏi những điều xấu, tai ương và trừ tà khí, ma quỷ và nó còn được ví như một chiếc bùa hộ mệnh bảo vệ gia chủ khỏi những nguy hiểm. Chính vì vậy mà người ta thường đặt một chậu cây lưỡi mèo để bàn làm việc, trong phòng khách hoặc trong phòng ngủ.
cay-luoi-meo-3
Cây lưỡi mèo 4. Ảnh: @Tiny Garden
4. Cây lưỡi mèo hợp với tuổi nào?
Cây lưỡi mèo phù hợp nhất đối với những người tuổi Hợi. Khi những người tuổi hợi trồng cây này nó sẽ đem lại nhiều may mắn và tiền tài, hơn nữa nó còn giúp họ càng phát huy tốt những những điểm mạnh của mình và hạn chế tối đa những điểm yếu để ngày càng thành công hơn.
cay-luoi-meo-4
Cây lưỡi mèo 4. Ảnh: @Tiny Garden
5. Cách trồng cây lưỡi mèo thủy sinh
Cây lưỡi mèo có thể trồng được trong ba môi trường đó là trồng trong chậu hoặc trồng thủy sinh trong bình, lọ thủy tinh và trong đất ngoài sân vườn, trong đó trồng cây lưỡi mèo thủy sinh là phổ biến nhất. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về cách trồng này:
– Bước 1: chuẩn bị bình thủy tinh và nước, ta có thể cho một lượng ít thuốc kích rễ vào bình để cây nhanh mọc rễ.
– Bước 2: chọn cây giống tốt để trồng. Bạn có thể mua cây giống tại các cửa hàng chuyên bán giống cây cảnh hoặc tự nhân giống nó.
– Bước 3: đặt cây lưỡi mèo vào bình thủy tinh đã chuẩn bị trước đó. Chú ý đặt phần rễ bằng với mực nước, không được đặt sâu quá cây sẽ bị úng và thối thân.
cay-luoi-meo-5
Cây lưỡi mèo 5. Ảnh: @Tiny Garden
6. Cách chăm sóc cây lưỡi mèo
_Nước tưới: Cây lưỡi mèo là cây không ưa nhiều nước, vì thế ta không cần tưới nước nhiều chỉ cần tưới 1 lần / 1 tuần là cây cũng có thể phát triển tốt.
_Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp để cây lưỡi mèo phát triển tốt là khoảng từ 18 – 30 độ C. Không nên để cây ở ngoài trời quá nắng cũng như để cây ở thời tiết quá lạnh như thế cây sẽ bị còi cọc, chậm phát triển.
_Ánh sáng: thuộc loại cây ưa bóng râm, nên hạn chế nắng mạnh chiếu trực tiếp vào cây. Nếu bạn để cây ngoài trời nắng quá lâu sẽ làm cây bị cháy lá, còi cọc và chậm phát triển.
cay-luoi-meo-6
Cây lưỡi mèo 6. Ảnh: @Tiny Garden
7. Cách nhân giống cây lưỡi mèo
Khi trồng cây lưỡi mèo một thời gian cây sẽ mọc thêm các chồi non mới làm cho cây dài ra và ta có thể dùng đoạn chồi non này để nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Đầu tiên ta sẽ cắt đoạn chồi non ra khỏi thân cây mẹ và đem giâm sang một chậu khác. Để chậu mới trồng này ở chỗ râm mát, giữ ẩm thường xuyên cho cây để cây nhanh mọc rễ và phát triển tốt.
cay-luoi-meo-7
Cây lưỡi mèo 7. Ảnh: @Tiny Garden
Qua những thông tin về cây lưỡi mèo ở trên TinyGarden hy vọng rằng các bạn có thể tự tay trồng và chăm sóc được cây lưỡi mèo cho riêng mình. Có một chậu cây lưỡi mèo để bàn do chính mình tự trồng thì còn gì tuyệt vời hơn nữa đúng không nào. Hãy luôn đồng hành cùng nhà TinyGarden tại website tinygarden.com.vn để luôn cập nhật những bài viết mới nhé. Cảm ơn các bạn đã luôn là những khách hàng thân thiết của chúng tớ.